1. Sáng sủa và Đơn giản
Lần tới bạn đi tới một siêu thị, chọn một giá để hàng ngẫu nhiên và lướt mắt qua và tự hỏi mình hai câu đơn giản:
1. Đây là sản phẩm đựng gì?
2. Thương hiệu phía sau của nó là gì?
2. Thương hiệu phía sau của nó là gì?
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy thật khó để tìm câu trả lời trong vòng 4 giây cho hai câu hỏi trên. Bốn giây cũng là khoảng thời gian tối đa trung bình mà một khách hàng sẽ để mắt tới một sản phẩm trên kệ hàng.
Bạn thường thấy một sản phẩm với hàng ngàn chú thích về lợi ích sức khoẻ nhưng nhãn hiệu thì hoàn toàn mờ nhạt. Bạn có thể thấy một sản phẩm có thiết kế thật tuyệt vời nhưng thất bại trong việc nói nó chứa gì bên trong.
Đặc biệt, đôi khi bạn có thể thấy một sản phẩm nước tẩy rửa trong một thiết kế bao bì giống như nước trái cây trẻ em.
Nước tẩy rửa có thể giống như nước trái cây dành cho trẻ em.
Thất bại trong việc nhận diện sản phẩm phía sau, tính khả dụng hay thương hiệu không rõ ràng là kết quả của một thiết kế bao bì lu mờ trên các kệ hàng.
2.Trung thực
Đừng làm khách hàng thất vọng khi sản phẩm bên trong nhìn khác hoàn toàn so với bao bì.
Bắt đầu với việc thiết kế bao bì, và tôi đang nói với cả khách hàng và nhà thiết kế, những người thường xuyên cố gắng mô tả một sản phẩm bằng cách hoàn hảo nhất có thể tưởng tượng. Họ trình bày hình ảnh một gói phở ăn liền đầy thịt, rau củ cải trong khi chỉ bên trong toàn gia vị đóng gói.
Cho dù sản phẩm có chất lượng khá, nhưng việc mô tả một sản phẩm quá xa với những gì thực tế sẽ gây ảnh hưởng tới thương hiệu về lâu dài và đánh mất niềm tin ở người tiêu dùng.
Đây chính là sự trung thực. Khách hàng mong đợi việc biết rõ họ đang mua sản phẩm gì và nó sẽ ra sao. Tất nhiên họ cũng mong đợi một sản phẩm "bắt mắt" nhưng không phải là quá sức tưởng tượng của họ.
Là một nhà thiết kế, nhiệm vụ của bạn là trình bày sản phẩm trong một hình thức tốt nhất, nhưng hãy nhớ trong đầu rằng những người tiêu dùng – và cả chính bạn – xứng đáng được đổi xử công bằng.
3. Cá tính
Đương nhiên, cá tính và sự ấn tượng là trái tim của một thương hiệu đẳng cấp, và các thiết kế bao bì cũng phải như vậy.
Nó rất dễ hiểu tại sao – có hàng ngàn sản phẩm ngoài kia, tất cả đối thủ đều cố gắng giành lấy vài giây ít ỏi của khách hàng. Chỉ còn cách đặ sản phẩm của bạn khác biệt và được xác nhận.
Bởi vì đây là vấn đề thực sự của sáng tạo và khám phá, sẽ bất khả thi khi cho một lời khuyên để làm thế nào "được xác nhận" đặc biệt ở thời điểm con người đối mặt với vô vàn thương hiệu đang cố gắng nổi bật.
Hãy đi coi các gian hàng, các sản phẩm cạnh tranh. Nếu quá nhiều sản phẩm sử dụng hình ảnh, hãy tạo sự khác biệt bằng hình vẽ và kiểu thiết kế sử dụng typography. Nếu nhiều sản phẩm đang đặt ngang, thì bạn hãy đặt dọc. Nếu nhiều sản phẩm đang hình vuông, chữ nhật, hãy nghĩ về hình trụ tròn…
Chủ động, luôn khác biệt, không thể đoán trước – đó là cái chúng ta cần để nổi bật trong cuộc chơi.
4. Ấn tượng từ kệ trưng bày
Từ góc độ của người mua sắm, một sản phẩm không bao giờ đứng một mình và không thể ngay lập tức nhìn rõ các chi tiết. Vì từ khoảng cách của họ và với cách bố trí thì sản phẩm sẽ xuất hiện hàng loạt hàng ngang hoặc dọc.
Tất cả những gì chúng ta thấy là một mẫu trang trí (pattern) được tạo bởi rất nhiều sản phẩm. Nó sẽ chỉ được coi một cách cẩn thận khi khách hàng quyết định tới gần và cầm trong tay một sản phẩm.
Tính đặc thù và sự hấp dẫn của sản phẩm khi đặt hàng loạt trên kệ được gọi là "Shelf impact – Ấn tượng trên kệ trưng bày", và nó tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn với doanh số sản phẩm.
Ấn tượng từ trên kệ là một trong những điều bạn cần phải kiểm tra và khám phá trong thiết kế của mình. Bạn có thể làm điều này bằng thử đặt những sản phẩm của mình lên một cái kệ sản phẩm và xung quanh có những sản phẩm khác (để đạt kết quả tốt nhất, hãy cố gắng mô tả đúng thực tế về môi trường, hàng hoá, diện tích sử dụng).
Lưu ý: Bạn có thể ngạc nhiên với kết quả – đôi khi những thiết kế tốt lại ẩn mình, đôi khi một thiết kế đơn giản lại nổi bật lên hẳn những thứ còn lại.
5. Khả năng mở rộng
Một ý tưởng sản phẩm thiết kế bao bì nên cho phép những phần giới thiệu mới được thêm vào dễ dàng (những sản phẩm đa dạng) hay một thương hiệu phụ (sub-brand).
Ví dụ, hình dung bạn đang tạo ra một bao bì cho sản phẩm nước táo ép. Bạn và khách hàng chọn ra một phương án rất tuyệt, tuy nhiên vài tháng sau, khách hàng muốn tung ra một sản phẩm là nước dâu với cùng kiểu dáng và thương hiệu.
Sẽ thật tồi tệ nếu bạn thấy rằng ý tưởng thiết kế của nước táo không thể áp dụng với nước dâu. Một số cách sử dụng với trái táo không hề tốt khi thay thế bằng trái dâu. Lúc này bạn đang thực sự gặp vấn đền.
Để tránh điều này xảy ra, bạn nên hình dung một sản phẩm sẽ thế nào trong tương lai. Nó có nghĩa là tạo một thiêt kế trực giác cho phép vài thay đổi (không quá lớn) và để sản phẩm nhìn có vẻ cùng họ hàng với các sản phẩm khác cùng thương hiệu.
6. Thực tiễn
Không chỉ là thiết kế nhãn bên ngoài, việc trải nghiệm thực tiễn với những hình dáng, kích thước và các chức năng mà sản phẩm cần có, luôn cần thiết. Càng có cơ hội trải nghiệm thực tiễn với sản phẩm, càng có kết quả bán hàng tốt – Ví dụ tốt nhất là khi Heinz "bất ngờ" đảo ngược chai tương cà của mình, doanh thu tăng như tên bắn.
Thực tiễn của 1 sản phẩm thường được bỏ qua nhiều nhất trong lĩnh vực thiết kế bao bì, đơn giản vì khách hàng thường chọn phương án "đã được chứng minh", và vì thế những sáng tạo bị bỏ lỡ.
Tuy vậy nếu bạn may mắn và đủ khả năng thuyết phục đi kèm thực tiễn sử dụng, hãy cung cấp những hộp, chai, ly, tách bằng một sáng tạo gắn liền với thực tiễn, Càng đơn giản càng tốt (Less is More) luôn là chân lý đúng.
Kết luận
Thiết kế bao bì là một lĩnh vực thiết kế rộng lớn và đặc thù, nó thường mong đợi kết quả từ những người thiết kế để tạo một sản phẩm có tính thẩm mỹ, ứng dụng và cam kết doanh số sản phẩm đi kèm.
Bao bì là thông điệp cuối cùng mà khách hàng nhìn thất và cơ hội cuối cùng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
Rõ ràng, trung thực, xác nhận và những quy luật khác đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, nhưng nó không có nghĩa quyết định quan trọng nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét